Ashtanga Yoga và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu thêm về Ashtanga yoga, một bộ môn yoga kinh điển của Ấn Độ. Qua đó bạn có thể cập nhật thêm lợi ích của nó với sức khỏe bản thân khi tập luyện thường xuyên.
Ashtanga yoga là gì?

Ashtanga yoga trong tiếng Phạn có nghĩa là 8 bước hay 8 nhánh của Yoga. Asht có nghĩa là 8, Anga có nghĩa là thân thể hay bộ phận của cơ thể con người. Đây là một trong những trường phái yoga cổ xưa và rất phổ biến ở Ấn Độ, bao gồm tất cả các khía cạnh của yoga. Ashtanga yoga còn có tên gọi khác là Patanjali yoga hay Raja yoga (Yoga hoàng gia).

Nó là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức sống. Theo các huấn luyện viên Yoga, Ashtanga sẽ phù hợp hơn với những ai đã tập Yoga lâu năm, những người có cá tính và yêu thích động tác mạnh mẽ, dứt khoát.

Nguồn gốc của Ashtanga Yoga

Nó có nguồn gốc trong một văn bản cổ gọi là Korunta Yoga, được viết bởi Vamana Rishi. Bản văn này được truyền cho Sri T. Krishnamacharya vào đầu những năm 1900 bởi đạo sư của ông, Rama Mohan Brahmachari. Sau đó nó được truyền lại cho Pattabhi Jois trong suốt thời gian học của ông với Krishnamacharya, bắt đầu từ năm 1927. Trong thực hành Yoga Ashtanga, hơi thở được kết hợp với phong trào và sự chú ý để tạo ra một phong cách thiền định và thanh lọc của yoga. Khi thực hành trong một thời gian dài và liên tục, những phiền não về thể chất và tinh thần tan biến, sức khỏe sống động và tự nhận thức.

Yoga Ashtanga là một phương pháp thực hành truyền thống trong đó học sinh thực hành theo nhịp độ cá nhân của mình trong khi được giáo viên giám sát và điều chỉnh. Tư thế mới được dạy tuần tự cho học sinh như sức mạnh cá nhân, trình độ, sự cam kết và sự khiêm tốn phát triển. Các lớp cũng phổ biến, trong đó giáo viên sẽ dẫn dắt một nhóm học sinh qua chuỗi tư thế truyền thống. Ở định dạng này, học sinh đang di chuyển và thở cùng một lúc.

Chuỗi ashtanga yoga cần biết

Chuỗi Ashtanga Yoga còn gọi là 8 nhánh của Ashtanga yoga được giải thích cụ thể như sau:

Yama (Điều khiển): Đây được xem là phần quan trọng nhất của Yoga. Yêu cầu người tập yoga cần phải có các phẩm chất đạo đức như: chân thật, không bạo lực, không trộm cắp, tâm hồn trong sáng, không chiếm đoạt và mong muốn sở hữu những gì không phải của mình. Đây là những phẩm chất cơ bản nhất của người đang tập yoga.
Niyama (Quy tắc ứng xử): Nếu như Yama là những tiêu chuẩn đạo đức mang tính xã hội bên ngoài thì ngược lại Niyama là cách luyện tập hướng đến nội tại bên trong, tịnh tâm, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Nó giúp ích cho việc ngồi thiền định sâu. Bao gồm sự trong sạch của thể chất và tinh thần, nhiệt tình và hăng hái, có 1 cái tâm sáng suốt.
Asana (Tư thế): Một trong những bước mà người tập yoga trải nghiệm và thực hành nhiều nhất. Asana trong tiếng Phạn có nghĩa là tư thế yoga, các động tác yoga nhằm luyện tập cho sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai, cảm giác tinh thần thư thái.
Pranayama (Kiểm soát hơi thở): Đây là hình thức tập trung và kiểm soát hơi thở, mục đích chính là lưu trữ năng lượng hỗ trợ cần thiết khi thiền. Theo quan niệm của yoga, hơi thở bao gồm khí bên ngoài và bên trong cơ thể, giữa con người và vũ trụ.
Pratyahara (Làm chủ cảm xúc): Kiểm soát và khống chế các giác quan để tập trung vào bên trong cơ thể, tránh được những tác động của thế giới bên ngoài.
Dharana (Tập trung): Bước này là sự kết hợp của 2 bước là Asana và Pranayama. Tức là khi cơ thể được khỏe mạnh và khí huyết lưu thông bởi hơi thở thì việc tập trung vào công việc hiện tại sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nó giúp tránh được sự phân tâm bởi mọi thứ xung quanh.
Dhyana (Thiền định): Đây là giai đoạn đạt được cảnh giới cao nhất của sự tập trung. Người tập không bị gián đoạn, toàn bộ hơi thở, cơ thể, cảm giác đều tập trung vào 1 vật thể hoặc hình ảnh nào đó. Tâm trí yên tĩnh tập trung tới mức không còn 1 suy nghĩ nào.
Samadhi (Trạng thái phúc lạc): Trạng thái này là đỉnh cao của thiền định mà người tập yoga luôn hướng tới. Đây là sự hấp thụ cân bằng, toàn bộ cơ thể và các giác quan đều trong tình trạng thiếp đi nhưng tâm trí thì hoàn toàn thức tỉnh và nhận thức được mọi thứ xung quanh.

Nhìn chung mục đích cuối cùng của thực hành Ashtanga yoga là thanh tẩy cơ thể và tâm trí. Bằng cách di chuyển nhanh chóng và mạnh mẽ, bạn sẽ đổ mô hôi và thể chất và tinh thần, sẽ phải thoát ra ngoài. Thực hành những bài tập này có ý thức mạnh mẽ về mục đích và bạn buộc phải tập trung và phát triển.

Nguồn: copy

 

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn